10.000đ - 62.000đ
70.000đ - 88.000đ
140.000đ - 155.000đ
49.000đ - 80.000đ
48.000đ - 79.000đ
40.000đ -140.000đ
90.000đ - 110.000đ
8.000đ - 48.000đ

Inox đang trở thành một trong những vật liệu không thể thiếu trong các hoạt động trong đời sống của con người như sản xuất, xây dựng… Vậy sản phẩm có ưu điểm vượt trội gì so với cái nguyên vật liệu khác mà lại nhận được sự ưa chuộng đến vậy? Mời quý khách hàng cùng Thép Cao Toàn Thắng tìm hiểu ngay về những vấn đề xung quanh inox trong bài viết sau đây nhé.

Giải thích inox là gì và có nguồn gốc từ đâu?

Inox hay còn được biết đến với tên gọi thép không gỉ, là một loại hợp kim sắt có độ bền cao, chống ăn mòn và không dễ phai màu. Inox được tạo ra từ hợp kim sắt (10.5% crom và 1.2% cacbon). Đặc biệt, khả năng chống oxy hóa của vật liệu sẽ tốt hơn nếu tăng hàm lượng crom trong hợp kim.

Inox có nguồn gốc từ Anh quốc, được sáng chế bởi Harry Brealey vào năm 1913. Chuyên gia người Anh đã thêm nhiều thành phần khác như Crom và Cacbon để tăng độ bền cho Inox trong quá trình nghiên cứu và sản xuất vật liệu.

Giải thích inox là gì và có nguồn gốc từ đâu?
Giải thích inox là gì và có nguồn gốc từ đâu?

Sau công trình nghiên cứu của Brealey, các công ty thép Đức, đặc biệt là Krupp, đã tiếp tục phát triển và tìm ra hai loại inox mác 300 và 400 trước chiến tranh thế giới thứ 2. Và sau đó, chuyên gia Hatfield tiếp tục nghiên cứu và phát minh ra thép 304 (chứa 8% Niken và 18% Crom) - loại thép không gỉ mà ngày nay chúng ta thường thấy.

Phân loại các loại inox hiện nay, đặc tính và thành phần hóa học

Hiện nay, thị trường đang có đa dạng các loại inox với tên gọi, ứng dụng và đặc tính khác nhau, như inox 430, 201, 304, 316, 412... Dưới đây, Thép Cao Toàn Thắng xin giới thiệu đến quý khách hàng một số loại inox nổi bật:

  • Vật liệu Inox Austenitic (SUS 301, 304, 306, 310, 312...): Loại inox này chứa ít nhất 16% crom, 7% niken và tối đa 0.08% carbon. Do đó, loại inox này có khả năng chống ăn mòn tốt, không từ tính, có tính mềm dẻo và dễ gia công uốn, hàn, tạo độ cong... thường được sử dụng trong sản xuất đồ gia dụng, tàu biển, bình chứa, vật liệu xây dựng...
  • Vật liệu Inox Ferritic (SUS 409, 410, 430): Loại inox này chứa từ 12% đến 17% crom, có tính chất tương tự thép mềm nhưng chống ăn mòn tốt hơn… được sử dụng nhiều trong xây dựng, đồ gia dụng, hồ bơi…
  • Vật liệu Inox Duplex (LDX 201, SAF 253, 205, 204): Là sự kết hợp tính chất của Austenitic và Ferritic nên sẽ có độ mềm và độ dẻo tốt… được ứng dụng nhiều trong công nghiệp đóng tàu, nhà máy hóa dầu, sản xuất giấy... thép không gỉ Duplex đang dần thay thế cho các loại inox 304, 310, 316...
  • Vật liệu Inox Martensitic: chứa từ 11% crom đến 13% crom, có độ cứng và tính chịu lực tốt… ứng dụng nhiều trong việc sản xuất lưỡi dao, kéo, cánh quạt tuabin…

Phân loại các loại inox hiện nay, đặc tính và thành phần hóa học
Phân loại các loại inox hiện nay, đặc tính và thành phần hóa học

Bảng đặc tính cơ lý của chất liệu thép không gỉ

Các vật liệu inox này sẽ có có đặc tính riêng biệt như sau:

Phân loại inox Từ tính Chống ăn mòn Chống chịu nhiệt Tính dẻo
Ferritic Trung bình Cao Trung bình
Duplex Rất cao Thấp Trung bình
Martensitic Trung bình Thấp Thấp
Austenit Không Cao Rất cao Rất cao
Hoá bền tiết pha Trung bình Thấp Trung bình

Bảng thành phần hóa học của chất liệu inox đầy đủ

Dưới đây là những nguyên tố hóa học chính đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của Inox:

  • Fe (Sắt): đóng vai trò là kim loại chủ đạo trong hợp kim này, chiếm tỉ lệ lớn và được ứng dụng rộng rãi được trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm xây dựng, sản xuất ô tô, tàu thủy...
  • C (Carbon): là thành phần không thể thiếu trong Inox, có hàm lượng tương đối thấp giúp cải thiện khả năng chống ăn mòn của Inox. Đồng thời, carbon cũng có vai trò trong việc bảo vệ lớp bề mặt của hợp kim.
  • Cr (Crom): giúp hợp kim có khả năng chống ăn mòn và gỉ sét được tốt hơn. Khả năng chống ăn mòn càng mạnh mẽ thì có nghĩa hàm lượng Crom trong hợp kim càng cao.
  • Ni (Niken): tạo ra độ dẻo dai và độ bền của sản phẩm inox Austenitic. Bên cạnh đó, nguyên tố này còn giúp ngăn chặn sự tấn công của các loại axit, đặc biệt là Axit Sunfuric H2SO4.
  • Mn (Mangan): hỗ trợ thép không gỉ kháng oxy hóa và tạo sự ổn định cho các sản phẩm thuộc mác thép Austenitic.
  • Mo (Molypden): đây là một chất phụ gia, được thêm vào để chống ăn mòn cục bộ, chống nứt nẻ và chống lại tác động của clorua.

Bảng thành phần hóa học của chất liệu inox đầy đủ
Bảng thành phần hóa học của chất liệu inox đầy đủ

Ngoài những nguyên tố chính nêu trên, các nguyên tố khác như Si, Cu, N, Nb, S... cũng đóng góp vào cấu tạo của Inox. Mỗi nguyên tố đều có vai trò quan trọng riêng trong việc cung cấp các đặc tính cần thiết cho Inox.

Ứng dụng phổ biến của vật liệu inox hiện nay

Inox vì có độ bền cao và sở hữu nhiều đặc tính vượt trội nên đã trở thành một loại vật liệu có đa dạng các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, Thép Cao Toàn Thắng xin chia sẻ một số ứng dụng nổi bật như:

  • Xây dựng: inox được ứng dụng ngày một rộng rãi trong ngành xây dựng (làm ống inox, phụ kiện inox, mái nhà…) không chỉ vì độ bền mà còn vì khả năng chống ăn mòn ưu việt.
  • Chế biến và bảo quản thực phẩm: chất liệu này chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, không ảnh hưởng đến mùi vị thực phẩm và dễ dàng vệ sinh, khử trùng. Điều này làm cho inox ứng dụng nhiều trong chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm.
  • Công nghiệp: ứng dụng trong các tàu cao tốc, công nghiệp hóa dầu, chế tạo máy bay… nhờ vào khả năng chống ăn mòn tốt, bền bỉ, chịu lực tốt và chống nhiệt độ cao.
  • Y tế: sản xuất các dụng cụ phẫu thuật, xe lăn, tủ thuốc, giường y tế… đáp ứng yêu cầu vệ sinh, khử trùng và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn, virus có hại.
  • Cuộc sống hàng ngày: được sử dụng để sản xuất các dụng cụ nhà bếp như dao, kéo, nồi, chảo, lò vi sóng, tủ lạnh… nhờ vào đặc tính bền bỉ và tính thẩm mỹ cao.

Ứng dụng phổ biến của vật liệu inox hiện nay
Ứng dụng phổ biến của vật liệu inox hiện nay

Phân biệt các loại inox được sử dụng phổ biến nhất

Inox 201, 304, 316 là những loại vật liệu inox được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất ống thép, phụ kiện ống, công nghiệp, cơ khí… giúp hạn chế tình trạng vật liệu bị gỉ sét, tăng độ bền cho sản phẩm và đảm an toàn cho người dùng.

Inox 304

Inox 304, còn được biết đến với tên gọi SUS 304, là một loại thép không gỉ được sử dụng rộng rãi trên thế giới. SUS 304 gồm có 2 loại chính là inox 304L và inox 304H.

  • Inox 304L (chữ L = Low) có hàm lượng carbon thấp (nhỏ hơn 0.03%) và nhiều Niken hơn, tăng khả năng chống ăn mòn, thường thường được sử dụng trong các mối hàn quan trọng.
  • Inox 304H (chữ H = High) chứa lượng Carbon cao hơn (0.08%) và thường được sử dụng trong các sản phẩm yêu cầu độ bền cao.

Sản phẩm làm từ thép không gỉ inox 304
Sản phẩm làm từ thép không gỉ inox 304

SUS 304L thường được sử dụng rộng rãi hơn so với SUS 304H.

Thành phần chính của SUS 304 gồm có niken và Mangan, trong đó Niken chiếm hơn 8.1% và chỉ 1% Mangan. So sánh với các loại inox khác như 201, 304 chứa nhiều Niken hơn nhưng ít Mangan hơn.

Vì Niken có giá cao nên giá thành của SUS 304 cũng vì thế mà thường cao hơn các loại inox khác như inox 201, inox 316, inox 420, inox 410…

Inox 201

Inox 201 là một loại thép không gỉ được phát triển để giải quyết vấn đề tăng giá của niken trong ngành công nghiệp thép không gỉ. Thay vì sử dụng niken, inox 201 sử dụng nitơ và mangan (72% sắt, 18% crom, 6% mangan, 3% niken và một số lượng nhỏ các nguyên tố khác)

Inox 201 có đặc tính cơ bản của thép không gỉ như sáng bóng, trơn nhẵn, bền, chống ăn mòn và chịu nhiệt. Tuy nhiên, do thành phần tương đối thấp hơn các loại inox khác, nên một số đặc tính này có sự chênh lệch nhất định. Ví dụ, inox 201 có độ cứng và khả năng chống ăn mòn kém hơn so với inox 304 vì hàm lượng niken thấp hơn.

Sản phẩm ống tròn inox làm từ thép không gỉ 201
Sản phẩm ống tròn inox làm từ thép không gỉ 201

Các đặc điểm cụ thể của inox 201 bao gồm:

  • Khối lượng riêng là 7.93g/cm3, tương đương với inox 304;
  • Dễ dàng định hình và gia công bằng phương pháp hàn hoặc cắt gọt, thích hợp cho sản xuất đồ gia dụng;
  • Ít có từ tính nên các sản phẩm inox chỉ hút nam châm nhẹ;
  • Chất lượng ổn định, chịu nhiệt tốt và khả năng chống ăn mòn trong điều kiện ẩm ướt. Nhưng thép không gỉ vẫn có thể sẽ bị ăn mòn nhẹ bởi hóa chất axit và muối;
  • Tuổi thọ inox 201 dao động từ 15 đến 20 năm sử dụng.

Inox 316

Thép không gỉ inox 316 là một loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn rất tốt, kể cả trong các môi trường hóa chất có tính ăn mòn cao, chịu được clorua khoảng 1000mg/L ở nhiệt độ phòng và giảm xuống khoảng 500mg/L clorua ở nhiệt độ 60 độ C.

Sản phẩm ống inox đen từ thép không gỉ 316 các loại
Sản phẩm ống inox đen từ thép không gỉ 316 các loại

Inox 316 có độ cứng cao hơn so với các loại inox thông thường. Do đó, khi đầu tư sử dụng các sản phẩm được làm từ inox 316, chúng ta có thể tiết kiệm được chi phí sử dụng trong thời gian dài mà không sợ bị bào mòn hoặc hư hỏng. Bởi những ưu điểm vượt trội về chất lượng, inox 316 được ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm khác nhau.

Điểm giống giữa các loại thép không gỉ 201, 304 và 316

Các loại inox như 201, 304, 316 có những đặc tính độc đáo và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số điểm nổi bật về inox:

  • Có khả năng chịu nhiệt độ cao xuất sắc;
  • Độ bền cao và chống biến dạng khi gặp va đập hoặc bị tác động lực mạnh;
  • Độ dẻo và linh hoạt cao nên dễ dàng thay đổi hình dạng và kích thước inox mà không cần tăng nhiệt độ;
  • Khả năng chống ăn mòn và chống oxy hóa, chống ăn mòn và han gỉ, đặc biệt là với các loại inox có hàm lượng crom cao, khả năng chống ăn mòn càng mạnh;
  • Khả năng chống nhiễu từ tốt;
  • Tính đúc và hàn tốt cao, có thể tạo liên kết giữa các phân tử khi được nung nóng đến trạng thái chảy;
  • Dễ gia công, cắt gọt, có độ bóng… tăng tính thẩm mỹ;
  • Chống bám dính và dễ vệ sinh, làm sạch, giúp duy trì bề mặt sáng bóng;
  • Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng, dược phẩm, thực phẩm...

Điểm giống giữa các loại thép không gỉ 201, 304 và 316
Điểm giống giữa các loại thép không gỉ 201, 304 và 316

Bảng so sánh điểm khác nhau giữa các loại inox

So sánh giữa inox 304 với inox 201 và inox 316 là những loại inox phổ biến nhất, có các các thành phần, khối lượng, khả năng chống chịu khác nhau. Cụ thể sẽ được Thép Cao Toàn Thắng liệt kê đầy đủ như sau:

Khác nhau Inox 201 Inox 304 Inox 316
Thành phần nguyên tố Niken 4.5% và 7.1% Mangan & còn lại là Sắt (Fe) Niken 8.1%, Mangan 1%, Crom 18% & cInox là gì và có nguồn gốc từ đâu?òn lại là Sắt (Fe) Niken từ 10 đến 14% & Mangan 2%
Khối lượng (m) Thấp Cao Cao
Nhiệt độ (°C) Từ 1149°C đến 1232 °C Tối đa (max) 925°C Từ 870°C đến 925 °C
Khả năng chống nhiễm từ Nhiễm từ tương đối nhẹ Không bị nhiễm từ Không bị nhiễm từ (hoặc nhiễm từ tỷ lệ rất thấp)
Giá thành Vừa Cao Cao
Khả năng chống ăn mòn Chống chịu trong môi trường ăn mòn vừa đến nhẹ Thời tiết khắc nghiệt Chống chịu ăn mòn cao hơn so với inox 304
Độ bền và độ cứng Tốt nhất Tốt nhưng kém hơn so với inox 201 Tốt nhưng kém hơn so với inox 304
Độ sáng bóng Sáng bóng nhưng thấp hơn so với  inox 304 Sáng bóng tương đối (hơi đục) Sáng bóng tương đối (hơi đục)
Ứng dụng Thiết bị gia dụng, trong lĩnh vực trang trí nội thất, quảng cáo… Phổ biến trong hầu hết tất cả lĩnh vực, điều kiện môi trường khác nhau Trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, cơ khí và công nghiệp

Hướng dẫn một số cách phân biệt các loại inox phổ biến nhất

Hầu hết các sản phẩm được làm từ inox 201, 304 và 316 tại Thép Cao Toàn Thắng đều được đính kèm tem mác rõ ràng. Tuy nhiên, để phân biệt chính xác giữa các loại inox này, có một số phương pháp đã được chúng tôi thử nghiệm có độ chính xác khá cao:

  • Sử dụng nam châm: quý khách có thể kiểm tra chất liệu inox bằng cách dùng nam châm để xem chúng có tương tác từ tính hay không. Nếu nam châm không bám, thì đó có thể là inox 316 hoặc inox 304. Trong trường hợp nam châm chỉ hút nhẹ, thì đó chính là inox 201;
  • Sử dụng hóa chất: đặt sản phẩm trong một môi trường chứa hóa chất và sau đó kiểm tra thành phần để xác định loại inox chính xác;
  • Sử dụng axit hoặc thuốc thử đặc biệt: nếu inox không có phản ứng nào, thì có thể đó là inox 304, nếu có phản ứng sủi bọt, thì đó là inox 201. Hoặc đối với thuốc thử đặc biệt, inox 201 sẽ chuyển sang màu đỏ gạch trong khi inox 304 sẽ có màu xám;
  • Mua sản phẩm inox từ các đơn vị bán hàng uy tín: một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả là lựa chọn mua inox từ các đơn vị bán hàng đáng tin cậy. Họ thường là những chuyên gia trong lĩnh vực này và sẽ giúp quý khách dễ dàng phân biệt các loại inox và mua sản phẩm inox đúng chất lượng và phù hợp nhu cầu.

Hướng dẫn một số cách phân biệt các loại inox phổ biến nhất
Hướng dẫn một số cách phân biệt các loại inox phổ biến nhất

Trên đây là toàn bộ những thông tin về xoay quanh các loại inox 201, 304 và 316. Nếu quý khách có nhu cầu mua sản phẩm ống inox và phụ kiện inox có thể liên hệ với Thép Cao Toàn Thắng để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất trong ngày:

Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thép Cao Toàn Thắng

  • Địa chỉ: 621/104 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
  • Kho Xưởng: N8 KCN Tân Phú Trung, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0909 964 167
  • Email: kinhdoanh@caotoanthang.com
  • Website: caotoanthang.com

Ban biên tập: Thép Cao Toàn Thắng

5/5 - (1 bình chọn)

Avatar CEO Nguyễn Văn Cao ThắngCEO THÉP CAO TOÀN THẮNG
Xin chào! tôi là Nguyễn Văn Cao Thắng, người điều hành Thép Cao Toàn Thắng, tôi luôn chú trọng vào việc tiếp thu học hỏi và hoàn thiện kiến thức chuyên ngành lĩnh vực sắt thép. Với mong muốn xây dựng và phát triển công ty Thép Cao Toàn Thắng trở thành nhà cung cấp sắt thép hàng đầu Miền Nam và Toàn Quốc, cung cấp các sản phẩm sắt thép chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Chúng tôi mong muốn sẽ đáp ứng mọi nhu cầu và mong đợi của khách hàng với sự tận tâm, chuyên nghiệp và trách nhiệm cao nhất... xem thêm