Giấy chứng nhận xuất xưởng bao gồm những thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của sản phẩm. Sau đây, Thép Cao Toàn Thắng xin chia sẻ đến quý khách hàng khái niệm, tầm quan trọng và một số mẫu chứng chỉ xuất xưởng mới nhất năm 2023.
Nội dung chính:
Thông tin chung về chứng nhận xuất xưởng
Doanh nghiệp và quý khách hàng cần hiểu và nắm những thông tin sau đây về giấy tờ chứng chỉ xuất xưởng để có thể đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn ngành, từ đó mở rộng cơ hội kinh doanh và thâm nhập thị trường:
Chứng nhận xuất xưởng là gì?
Giấy chứng nhận xuất xưởng là tài liệu xác nhận nơi sản xuất, chất lượng, đảm bảo tính chính hãng và đạt chuẩn của hàng hóa, sản phẩm… tuân thủ quy định của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện tại loại giấy này vẫn chưa được định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật ở Việt Nam.
Bộ Công Thương Việt Nam là cơ quan chính cấp giấy C/O, và có thể ủy quyền cho các tổ chức, cơ quan khác thực hiện việc này. Các ban quản lý KCX – KCN và Phòng Quản lý XNK có quyền cấp C/O form D, E, AK…; Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) có thẩm quyền cấp C/O form A, B…
Một số thuật ngữ chứng chỉ xuất xưởng cần lưu ý
Sau đây là một số thuật ngữ quan trọng liên quan chứng nhận xuất xưởng quý khách hàng cần lưu ý:
- Bill of Lading – B/L (Vận đơn): là chứng từ vận chuyển hàng hóa qua đường biển, được phát hành bởi người vận chuyển hoặc đại diện của họ cho người gửi hàng. Tài liệu này được tạo ra sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp, đóng vai trò là bằng chứng của việc chuyên chở hàng hóa và cũng là cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình giao nhận hàng.
- Packing List (Phiếu đóng gói/ Bảng kê danh sách hàng): là tài liệu trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu giúp xác nhận thông tin hàng hóa. Chứng từ này cung cấp chi tiết về các mặt hàng mà người bán đã gửi cho người mua, giúp người mua có thể dễ dàng kiểm tra và so sánh với đơn hàng đã đặt, đảm bảo sự chính xác và minh bạch.
Những giấy tờ chứng nhận xuất xưởng quan trọng
Chứng chỉ CO và CQ là những loại giấy tờ chứng nhận xuất xưởng hàng hóa không thể thiếu của doanh nghiệp để xây dựng uy tín trong kinh doanh và tuân thủ pháp luật:
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – CO)
- Định nghĩa: Chứng nhận xuất xứ CO là tài liệu xác nhận nơi sản xuất của hàng hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thuế quan và thực hiện các quy định thương mại.
- Nội dung: Bao gồm thông tin doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phương thức vận chuyển, và tiêu chí đánh giá hàng hóa.
- Các dạng phổ biến: Form A, B, D, E, VJ, và các form dành riêng cho Lào và Campuchia.
Chứng nhận chất lượng hàng hóa (Certificate of Quality – CQ)
- Định nghĩa: Chứng nhận chất lượng CQ là chứng từ giúp xác nhận sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra, là bằng chứng cam kết của người bán với người mua.
- Ứng dụng: Không bắt buộc trong hồ sơ hải quan nhưng cần thiết cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Mời quý khách hàng xem thêm: Chứng chỉ xuất xưởng thép Hòa Phát CO CQ mới nhất
Vai trò của chứng nhận xuất xưởng CO/ CQ
Sau đây là những lý do giúp khách hàng hiểu rõ vì sao chứng từ này lại thiết yếu đến vậy trong thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
Xác định rõ ràng nguồn gốc hàng hóa, sản phẩm:
- Xác minh chính xác nơi sản xuất: giấy chứng nhận xuất xưởng cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác về nơi sản xuất của sản phẩm, làm cho sản phẩm được minh bạch và đáng tin cậy hơn.
- Phân biệt hàng hóa: chứng từ giúp phân biệt rõ ràng sản phẩm chính hãng với hàng giả, hàng nhái, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường đầy rủi ro hiện nay.
Đảm bảo chất lượng và uy tín:
- Xác nhận chất lượng: giấy chứng nhận là bằng chứng quan trọng về chất lượng và tính xác thực của sản phẩm, giúp tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp.
- Tạo niềm tin cho khách hàng: việc cung cấp một tài liệu xác thực giúp tạo niềm tin và sự yên tâm cho khách hàng, khẳng định rằng họ đang mua một sản phẩm đúng chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
Hỗ trợ kiểm tra các giao dịch thương mại:
- Tăng cường độ tin cậy: trong các giao dịch thương mại, giấy chứng nhận xuất xưởng đóng vai trò là một tài liệu pháp lý, tăng cường độ tin cậy giữa các bên liên quan.
- Hỗ trợ quy trình kiểm định: tài liệu hỗ trợ quy trình kiểm định và kiểm tra chất lượng, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và quy định.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái:
- Phòng ngừa rủi ro: giấy chứng nhận CO giúp phòng ngừa rủi ro từ việc mua phải hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Góp phần bảo vệ thương hiệu: chứng từ còn góp phần bảo vệ thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp, tăng cường sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng.
Hướng dẫn quy trình xin cấp chứng chỉ xuất xưởng tại Việt Nam
Quý khách cần chuẩn bị và hoàn tất đầy đủ hồ sơ xin cấp chứng nhận xuất xưởng kỹ lưỡng theo hướng dẫn dưới đây, để giúp quá trình xác nhận xuất xứ hàng hóa được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết
Đối với hàng hóa sản phẩm xuất khẩu, việc hoàn tất hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xưởng là bước không thể thiếu, theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và được hướng dẫn chi tiết trong Thông tư số 05/2018/TT-BCT. Dưới đây là hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và mã số thuế (MST).
- Danh mục sản phẩm yêu cầu cấp C/O.
- Đơn đề nghị cấp C/O, ký bởi người đại diện pháp luật của công ty.
- Hóa đơn thương mại.
- Tờ khai hải quan của lô hàng hóa xuất khẩu.
- Các giấy tờ pháp lý khác như giấy phép sản xuất, hợp đồng mua bán, chứng nhận nguyên vật liệu.
Bước 2: Hoàn tất việc nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ CO
Quý khách cần hoàn tất nội dung những giấy tờ sau đây để giúp quy trình xử lý hồ sơ của mình được nhanh chóng và hiệu quả; chính xác và đầy đủ hơn:
- Hoàn thiện đơn đề nghị cấp chứng chỉ CO, đảm bảo mọi thông tin đã được điền chính xác và đầy đủ.
- Điền đầy đủ và chi tiết vào mẫu chứng chỉ CO tương ứng.
- Chuẩn bị tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu của bạn.
- Hoàn thành bản khai báo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
- Nộp bản sao hóa đơn thương mại, đã được công chứng sao y chứng thực với bản gốc.
- Nộp bản sao của vận tải đơn và chứng từ vận tải tương đương, cũng đã được công chứng sao y với bản gốc.
- Đính kèm bản sao quy trình sản xuất, đã được sao y chứng thực, mô tả chi tiết các bước tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Nộp bản kê chi tiết các mặt hàng xuất khẩu, chỉ rõ chúng đủ điều kiện để hưởng ưu đãi về xuất xứ hay không.
- Đính kèm theo các loại giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu.
Lưu ý: Mỗi lô hàng xuất khẩu thường chỉ được cấp một mẫu chứng nhận C/O, và quý khách cần sao lưu để gửi đến các bên liên quan khi cần thiết.
Thời hạn của giấy chứng nhận xuất xưởng
Thời hạn sử dụng và nộp giấy chứng nhận xuất xưởng hàng hóa C/O được quy định cụ thể như sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) có hiệu lực trong 12 tháng kể từ ngày cấp.
- Khi tiêu thụ hàng nội địa, doanh nghiệp cần khai lại tờ khai hải quan theo Thông tư 38/2015/TT-BCT và nộp lại C/O.
- C/O phải được nộp trong thời hạn 12 tháng, nhưng có thể được chấp nhận nếu quá hạn do bất khả kháng hoặc lý do chính đáng, và hàng hóa đã nhập khẩu trước khi C/O hết hạn.
Lưu ý:
- C/O nhập khẩu ban đầu có thể không được chấp nhận khi khai lại tờ khai hải quan.
- Việc chấp nhận C/O quá hạn phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có thể chứng minh lỗi thuộc về bên xuất khẩu và hàng đã nhập khẩu trước hạn.
Tải miễn phí mẫu chứng nhận xuất xưởng mới nhất 2023
Dưới đây, Thép Cao Toàn Thắng xin cung cấp mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng được cập nhật mới nhất tại Việt Nam. Quý khách hàng có thể tải xuống và tham khảo hòa toàn miễn phí:
- Link tải file: Mẫu chứng nhận xuất xưởng Word
- Link tải file: Mẫu chứng nhận xuất xưởng PDF
Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng nhận xuất xưởng được Thép Cao Toàn Thắng nghiên cứu và tổng hợp lại một cách chi tiết nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời quý khách liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất:
Thông tin liên hệ Công ty TNHH Thép Cao Toàn Thắng
- Địa chỉ: 621/104 Nguyễn Ảnh Thủ, phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh
- Kho Xưởng: N8 KCN Tân Phú Trung, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0909 964 167
- Email: kinhdoanh@caotoanthang.com
- Website: caotoanthang.com
Xem tiếp: ASTM là gì? tầm quan trọng của các tiêu chuẩn ASTM mới nhất
Ban biên tập: Thép Cao Toàn Thắng
Xin chào! tôi là Nguyễn Văn Cao Thắng, người điều hành Thép Cao Toàn Thắng, tôi luôn chú trọng vào việc tiếp thu học hỏi và hoàn thiện kiến thức chuyên ngành lĩnh vực sắt thép. Với mong muốn xây dựng và phát triển công ty Thép Cao Toàn Thắng trở thành nhà cung cấp sắt thép hàng đầu Miền Nam và Toàn Quốc, cung cấp các sản phẩm sắt thép chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Chúng tôi mong muốn sẽ đáp ứng mọi nhu cầu và mong đợi của khách hàng với sự tận tâm, chuyên nghiệp và trách nhiệm cao nhất... xem thêm